Nắm rõ các hướng dẫn sử dụng hóa chất sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh nguy cơ các rủi ro có thể xảy ra. Mặc dù hóa chất chứa rất nhiều thành phần độc hại chúng được ứng dụng cho hầu hết các lĩnh vực, từ đời sống đến sản xuất. Mỗi loại hóa chất lại có mức ảnh hưởng và độ độc hại khác nhau. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức hữu ích.
Vì sao cần đảm bảo an toàn khi sử dụng hoá chất?
Sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi hóa chất, đặc biệt là khi ta tiếp xúc với chúng trong 1 thời gian dài. Mặc dù hóa chất thí nghiệm sở hữu nồng độ thấp hơn so với thực tế nhưng dù ở đâu, chúng vẫn sẽ mạng lại ảnh hưởng nhất định. Do đó chỉ cần bạn tiếp xúc với hóa chất (trực tiếp hay gián tiếp) thì khó tránh khỏi tình trạng bị nhiễm độc mãn tính. Tức là độc tố sẽ xảy ra từ từ, khi chúng tích tụ đến 1 mức độ nào đó, khiến cơ thể mất khả năng đào thải thì ta sẽ bị suy giảm chức năng hô hấp, chức năng gan, ung thư,…
Khi tiếp xúc với các sản phẩm dễ cháy như cồn công nghiệp, cồn dược phẩm,… mức độ nguy hiểm còn cao hơn nữa. Đáng lo sợ nhất là khi bạn bị hóa chất bắn vào da, vào mắt trong khi làm việc. Bởi vậy, việc có hiểu biết để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất là vô cùng cần thiết.
8 biện pháp hướng dẫn sử dụng hóa chất an toàn
Đảm bảo không khí được làm sạch
Hóa chất được ứng dụng cho rất nhiều lĩnh vực và vật dụng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Do vậy, việc dọn nhà, dọn phòng, dọn dẹp không gian sạch sẽ, hoặc bật quạt cho thoáng khí là vô cùng cần thiết để làm loãng hóa chất độc hại tồn đọng trong phòng là vô cùng cần thiết.
Tránh lạm dụng hóa chất
Các loại dung dịch tẩy rửa trong gia đình mà chúng ta thường xuyên sử dụng như: nước rửa chén, bột giặt, nước tẩy… đều chứa hóa chất bên trong. Do vậy khi sử dụng, bạn nên lấy 1 lượng vừa phải, nế lạm dụng dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau 1 thời gian.
Đối với việc tẩy rửa, ngoài cách sử dụng hóa chất, nếu như không thật sự cần thiết, bạn có thể thay thế hóa chất bằng các nguyên liệu tẩy rửa thiên nhiên. Các nguyên liệu từ thiên nhiên vừa lành tính, vừa giúp sức khỏe được an toàn mà hiệu quả tẩy rửa cũng đáng kể. Theo chúng tôi tìm hiểu, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tẩy rửa thiên nhiên như: giấm ăn, xà phòng với nước ấm, bột nở kết hợp với các dung dịch tẩy thông thường,… Các vết bẩn sẽ được làm sạch nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Hóa chất trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau, trong dó có loại ít nguy hiểm như hóa chất xi mạ – chất dùng để đánh bóng bề mặt và những loại hóa chất cực độc mà nếu sử dụng chúng không đúng cách, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên tất cả các loại hoá chất đều được đóng gói bao bì, chai lọ cẩn thận. Vì vậy để đảm bảo an toàn, chúng tôi khuyên bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hóa chất thật kỹ trước khi dùng. Tuyệt đối không được trộn lẫn hoặc lắc đề các sản phẩm tẩy rửa với nhau, nhất là chất tẩy Clo và sản phẩm có chứa Amoniac – vì 2 chất này khi kết hợp với nhau sẽ sinh ra khí cực độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe. Lưu ý là phải đậy nắp sản phẩm kỹ lưỡng sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Trang bị dụng cụ bảo hộ
Để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với hóa chất, bạn nên dùng các dụng cụ bảo hộ để tránh tiếp xúc với hóa chất hoặc hít phải khí độc. Vì vậy hãy trang bị đầy đủ các loại dụng cụ cơ bản, gồm: khẩu trang bao tay, đồ bảo hộ, giày, kính,… Ngoài ra bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có mùi thơm nồng vì lượng Terpene (chất gây hại cho sức khỏe) ở trong chúng thường cao.
Đảm bảo môi trường làm việc
Dù là việc với bất kỳ loại hóa chất nào thì bạn cũng phải đáp ứng được điều kiện đó là môi trường thông thoáng, không bị bí bách. Với các loại hóa chất mạnh và nhiều thành phần độc hại, bạn hãy mở cửa sổ, bật quạt thông gió để thổi bớt khí ra bên ngoài.
Tuyệt đối không để nơi làm việc với hóa chất gần khu vực sinh sống. Điều này giúp bạn đảm bảo an toàn, đồng thời tránh gây ngột ngạt, khó chịu cho bản thân cũng như mọi người. Trong trường hợp khi làm việc xong mà không khí trong phòng vẫn còn mùi hóa chất, bạn nên nhanh chóng xử lý nó bằng các thiết bị khử mùi, chắc chắn loại bỏ được các khí độc trong không khí.
Bảo quản hóa chất cẩn thận
Sau khi sử dụng các hóa chất, cần phải dán nhãn mác đầy đủ để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, bạn đừng để hóa chung với thực phẩm hay những loại vật dụng dễ gây cháy nổ, bảo quản chúng thật cẩn trọng. Không được để trẻ em tiếp xúc với hóa chất và đóng nắp cẩn thận. Tuyệt đối không đựng hóa chất ở trong chai nước, lon đựng thực phẩm vì như vậy dễ gây hiểu lầm.
Loại bỏ hóa chất khỏi quần áo
Làm việc xong cùng với hóa chất, quần áo của bạn có thể bị dính chúng. Do vậy, bạn hãy nhanh chóng thay quần áo và đem ra giặt ngay. Tất nhiên, bạn cần phải để quần áo dính hóa chất riêng với các quần áo khác, xả nhiều lần với nước trước khi giặt. Có như vậy, t mới ngăn chặn được việc hóa chất thấm vào cơ thể và gây nguy hiểm.
Rửa sạch hóa chất sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng hóa chất xong, bạn hãy chắc chắn là đã tiến hành vệ sinh các bề mặt bằng nước sạch, kể cả vệ sinh tay của bạn. Rửa sạch hóa chất sau khi sử dụng sẽ giúp bạn tránh bị dị ứng da hoặc bị ngộ độc hóa chất.
Suy cho cùng, dù là loại hóa chất nào thì chúng cũng có khả năng gây độc hại cho con người cũng như môi trường sống. Vậy nên khi làm việc hay tiếp xúc với chúng, bạn phải tham khảo trước hướng dẫn sử dụng hóa chất để hạn chế rủi ro. Bạn không được lơ là, bất cẩn vì điều này có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng con người.